Chuyển đổi số nông nghiệp - Cầu nối giữa nông dân và người dùng

TSKH. Trần Quang Thắng (*)| 13/08/2020 01:00

Thương mại điện tử (TMĐT) nông nghiệp liên quan đến sản xuất nông nghiệp, chế biến, hậu cần, tiếp thị và xây dựng trang web. Đây là vấn đề rất khó để vận hành và sự hỗ trợ, giám sát của Chính phủ cũng khó quản lý.

Nhiều lợi ích

Các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam tính trên tỷ lệ chung của bán lẻ trực tuyến vẫn còn rất nhỏ. Ảnh hưởng của các trang web chuyên về nông sản tươi TMĐT cũng rất hạn chế. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, các nền tảng công nghiệp 4.0, siêu thị và cơ sở nông nghiệp đã tham gia vào thị trường, mặc dù nhiều người trong số họ đã phải vật lộn và có tỷ lệ phá sản cao. Trong lĩnh vực nông nghiệp, hiện nay các kênh thông tin dành cho liên lạc giữa hai bên sản xuất và kinh doanh còn thiếu và yếu, nhất là đối với các đơn vị sản xuất hộ gia đình hoặc hợp tác xã, đó là những đơn vị không có được các kiến thức cần thiết để tìm cho mình các kênh phân phối hàng hóa hiệu quả.

nongsan-1-8446-1597198795.jpg

Bằng việc ứng dụng công nghệ thông tin, ngành nông nghiệp sẽ hoạt động hiệu quả hơn, các nông hộ có thể tiếp cận thông tin quan trọng liên quan tới thị trường, sản phẩm, các quy định pháp lý, tài chính, thiết lập và duy trì các mối liên hệ với khách hàng và đối tác, giúp cho tiến trình kinh doanh hiệu quả hơn, cải thiện các khâu của chuỗi cung ứng. Tất cả yếu tố trên góp phần tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra quyết liệt trên toàn cầu.

TMĐT sẽ giúp hộ sản xuất giảm chi phí, tăng doanh thu và quan trọng hơn là giúp hộ sản xuất nâng cao sức cạnh tranh và khả năng hội nhập tốt kinh tế quốc tế. Với sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, các hiệp hội và sự tham gia của các lĩnh vực khác nhau như xúc tiến nông nghiệp, xúc tiến lâm nghiệp, doanh nghiệp và ngân hàng, các chuỗi liên kết dự kiến sẽ có sự phát triển nhanh chóng.Việc phổ biến máy tính và Internet là cơ sở và đảm bảo cho sự phát triển nhanh chóng của TMĐT cho các sản phẩm nông nghiệp tươi.

Có ba vấn đề phổ biến trong TMĐT nông sản tươi, đó là xây dựng hậu cần chuỗi làm lạnh, lựa chọn mô hình kinh doanh và làm thế nào để cải thiện niềm tin của người tiêu dùng đối với các nhà cung cấp TMĐT nông sản tươi. Do đó, tương lai của phát triển TMĐT nông sản tươi không thể tách rời khỏi quy mô của các công ty hậu cần chuỗi làm lạnh bên thứ ba. Cần thiết lập hệ thống hậu cần gần các vùng nguyên liệu hoặc khu sản xuất nông nghiệp chuyên biệt để khuyến khích đầu tư vào sản xuất và thương mại. Điều đó, đến lượt nó, sẽ làm cho các khoản vay ngân hàng dễ tiếp cận hơn đối với nông dân địa phương.

Làm sao để TMĐT là cầu nối giữa nông dân và người tiêu dùng

Trước hết, thực hiện đánh giá thực trạng nhu cầu xây dựng trang web TMĐT cho mặt hàng nông sản gắn với nông hộ. Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc xây dựng trang web TMĐT cho mặt hàng nông sản gắn với nông hộ. Đề xuất các giải pháp nhằm xây dựng trang web TMĐT cho mặt hàng nông sản gắn với nông hộ. Xây dựng đội ngũ công nghệ thông tin thường xuyên mở lớp, tập huấn hỗ trợ, hướng dẫn nông hộ sử dụng. Bảo đảm việc vận hành hiệu quả, thân thiện, an toàn và mau chóng. Hoàn thiện và có các chính sách hỗ trợ thích hợp cho từng mắt xích của chuỗi cung ứng. Sự phát triển lành mạnh và bền vững của TMĐT trong các sản phẩm nông nghiệp tươi.

Một lưu ý quan trọng là hiện nay, các phương tiện quảng cáo hiện có thì hầu hết đều là các trang đăng tin quảng cáo tổng hợp, tức là cứ sản phẩm nào có giá trị cũng đều có thể đăng lên bán được, gây khó khăn cho người tiêu dùng trong quá trình tìm mua và lựa chọn sản phẩm cho mình. Để đáp ứng tính riêng biệt, đặc thù trên cần hình thành ý tưởng xây dựng trang web TMĐT để người tiêu dùng và các doanh nghiệp online có thể tiếp cận nguồn cung cấp nông sản trực tiếp từ nông hộ.

Trang web TMĐT phải thân thiện với người dùng, giúp họ dễ dàng tìm thấy sản phẩm, đặt hàng tiện lợi và thanh toán một cách dễ nhất để không gây phiền hà, mất niềm tin trong quá trình thanh toán trực tuyến.

nongsan-2-2109-1597198796.jpg

Để lấy được niềm tin với khách hàng thì quá trình xây dựng trang web TMĐT cần kiểm soát tốt chất lượng các sản phẩm trước khi được đăng và giới thiệu trên trang. Việc xây dựng trang web TMĐT phải nhằm để người tiêu dùng và các doanh nghiệp online có thể tiếp cận nguồn cung cấp nông sản trực tiếp từ nông hộ.

Nhu cầu về tốc độ giao hàng nhanh chóng và kịp thời của người tiêu dùng là chính đáng, các công ty TMĐT hàng đầu tại Việt Nam đang chạy đua nước rút để cải thiện tốc độ giao hàng với nhiều chiến lược khác nhau. Đáng chú ý nhất trong số đó là Tiki Now hứa hẹn sẽ giao sản phẩm tận tay người mua trong vòng hai tiếng đồng hồ bằng cách yêu cầu người bán giữ tất cả mặt hàng của họ tại kho của mình (dưới dạng ký gửi). Để đảm bảo hơn, họ cũng đang đầu tư tiền vào kho bãi bằng việc ký hợp đồng với Unidepot - một nhà cung cấp dịch vụ hậu cần đang sở hữu 35.000 mét vuông không gian lưu kho trong nước. Shopee hiện cũng giao hàng trong bốn giờ và Sendo đã tiến thêm một bước bằng cách cung cấp giao hàng trong ba giờ đồng hồ.

Nhu cầu mua sắm trực tuyến của người Việt đang tăng nhanh, nên sự tinh tế và kỳ vọng của họ cũng sẽ tăng. Ngày càng có nhiều người tìm kiếm các sản phẩm, nhãn hiệu hoặc dịch vụ cụ thể phục vụ cho các nhu cầu riêng biệt ngày càng cao của họ. Điều này mang lại nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp cũng như các doanh nghiệp TMĐT có nỗ lực vượt bậc trong năm 2020 và xa hơn, nó tạo cơ hội cho những ông lớn để tạo ra sự khác biệt và lợi thế cạnh tranh mới.

Do đặc điểm của nông sản tươi, Chính phủ cần xây dựng và cải thiện các luật, quy định và chính sách có liên quan thông qua các kênh khác nhau như an toàn thực phẩm, TMĐT, bảo vệ người tiêu dùng, vận hành kinh tế thị trường...

Chính phủ cần đầu tư xây dựng các trang web TMĐT nông nghiệp cho một số trang trại và cũng cần rất xem trọng đầu tư dài hạn vào nông nghiệp, nghiên cứu và phát triển nông nghiệp, các dự án giáo dục nông thôn để cung cấp cho nông dân các dịch vụ thông tin chuyên nghiệp và có giá trị. Có thể phân loại mô hình TMĐT sản phẩm tươi thành bốn loại: mô hình nền tảng TMĐT tích hợp; mô hình TMĐT dọc; mô hình TMĐT hậu cần và mô hình TMĐT O2O.

Sự phát triển của TMĐT nông sản tươi là sự phát triển của một chuỗi công nghiệp, sẽ thúc đẩy phát triển sản xuất, bán hàng, mua sắm, tài chính, tiếp thị, kho bãi, hậu cần và các lĩnh vực khác. Điều quan trọng nhất là cung cấp việc làm và cơ hội cho cư dân nông thôn và cũng để cung cấp cơ sở kinh tế, đảm bảo cuộc sống cho cư dân đô thị. Việc xây dựng một hệ thống tiêu chuẩn hóa, chuyên môn hóa và đa dạng hóa các mô hình hoạt động kinh doanh là những yếu tố quan trọng để phát triển bền vững TMĐT cho các sản phẩm nông nghiệp tươi.

(*) Viện Trưởng Viện Kinh tế và Quản lý TP.HCM

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Chuyển đổi số nông nghiệp - Cầu nối giữa nông dân và người dùng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO